1. Trang chủ
  2. Khác
  3. Tính năng mới
  4. R60
  5. Kết nối với AMIS Tài sản

Kết nối với AMIS Tài sản

1. Nội dung

Cho phép người dùng kết nối với ứng dụng AMIS Tài sản để đồng bộ chứng từ ghi tăng TSCĐ/CCDC từ AMIS Tài sản sang AMIS Kế toán.

2. Cách thực hiện 

Hướng dẫn kết nối

  • Vào Các tiện ích và thiết lập\Kết nối ứng dụng, tại mục Ứng dụng AMIS, nhấn Kết nối ngay với ứng dụng AMIS Tài sản:

  • Chương trình thông báo kết nối thành công với AMIS Tài Sản:

  • Nhấn Đóng. Chương trình hiển thị giao diện Thiết lập đồng bộ loại Tài sản giữa AMIS Tài sản và AMIS Kế toán
  • Người dùng chọn Loại TSCĐ, Loại CCDC trên AMIS Kế toán tương ứng với Loại TSCĐ, Loại CCDC trên AMIS Tài Sản.

  • Nhấn Đồng ý.

2. Chi tiết đồng bộ

Lưu ý:

Hệ thống chỉ đồng bộ các TSCĐ, CCDC trên AMIS Tài sản có tích chọn Có đồng bộ sang AMIS Kế toán.

Khi người dùng thực hiện nghiệp vụ trên AMIS Tài sản (thu hồi, cấp phát TSCĐ/CCDC,…), hệ thống tự động thực hiện đồng bộ dữ liệu sang AMIS Kế toán:

2.1. Với nghiệp vụ Cấp phát TSCĐ/CCDC

  • Nếu tài sản trên AMIS Tài sản tích chọn Là tài sản cố định: Khi trên AMIS Tài sản thực hiện nghiệp vụ cấp phát => Tự động sinh chứng từ ghi tăng TSCĐ trên AMIS Kế toán.

  • Nếu tài sản trên AMIS Tài sản KHÔNG tích chọn Là tài sản cố định: Khi trên AMIS Tài sản thực hiện cấp phát => Tự động sinh chứng từ ghi tăng CCDC trên AMIS Kế toán.

2.2. Với nghiệp vụ Thu hồi TSCĐ/CCDC

  • Khi trên AMIS Tài sản thực hiện thu hồi tài sản đã đồng bộ sang AMIS Kế toán => Không cập nhật gì sang AMIS Kế toán.
  • Khi trên AMIS Tài sản thực hiện cấp phát tài sản đã thu hồi (Tài sản này đã tồn tại trên AMIS Kế toán)
    • Nếu cấp phát tài sản cho nhân viên, phòng ban giống với đơn vị đang sử dụng trước đó trên AMIS Tài sản (đơn vị đã thu hồi tài sản cấp phát) => Không cập nhật gì sang AMIS Kế toán.
    • Nếu cấp phát tài sản cho nhân viên, phòng ban khác với phòng ban đang sử dụng trước đó trên AMIS Tài sản (đơn vị đã thu hồi tài sản cấp phát), và phòng ban này vẫn thuộc cùng chi nhánh của chứng từ ghi tăng => Tự sinh chứng từ điều chuyển TSCĐ từ đơn vị cũ sang phòng ban mới.

Ví dụ minh họa: Trên AMIS Tài sản, thực hiện thu hồi lại tài sản Mã XE_OTO – Xe oto 4 chỗ đã cấp phát trước đó cho Ban giám đốc để cấp phát tài sản này cho Ban tài chính => Trên AMIS Kế toán tự động sinh chứng từ điều chuyển Mã XE_OTO – Xe oto 4 chỗ từ phòng Kinh doanh sang ban tài chính.

2.3. Với nghiệp vụ Điều chuyển TSCĐ/CCDC

  • Khi trên AMIS Tài sản, kế toán điều chuyển tài sản/CCDC chọn loại Điều chuyển vị trí tài sản, Điều chuyển đơn vị quản lý thì không cập nhật dữ liệu sang AMIS Kế toán.
  • Khi trên AMIS Tài sản, kế toán điều chuyển tài sản/CCDC chọn loại Điều chuyển đối tượng sử dụng:
    • Nếu điều chuyển TS/CCDC cho nhân viên/phòng ban khác sử dụng thuộc cùng phòng ban => Không đồng bộ chứng từ điều chuyển về AMIS Kế toán
    • Nếu điều chuyển TS/CCDC cho nhân viên/phòng ban khác sử dụng, khác phòng ban nhưng vẫn thuộc cùng chi nhánh => Đồng bộ chứng từ điều chuyển tài sản về AMIS Kế toán.

    • Nếu điều chuyển TS/CCDC cho nhân viên/phòng ban sử dụng sang chi nhánh khác với phòng ban sử dụng cũ:
      • Nếu chi nhánh này là chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Sinh chứng từ ghi giảm tại chi nhánh đang sử dụng, và thêm chứng từ ghi tăng tại chi nhánh mới.
      • Nếu chi nhánh là chi nhánh độc lập hoặc công ty con: không hỗ trợ tự động sinh chứng từ điều chỉnh.
  • Khi trên AMIS Tài sản, kế toán điều chuyển tài sản/CCDC chọn loại Điều chuyển hàng loạt: 
      • Nếu tích chọn Điều chuyển đơn vị quản lý:
        • Nếu không thay đổi phòng ban sử dụng thì không đồng bộ sang kế toán.
        • Nếu có thay đổi phòng ban sử dụng thì khi chứng từ điều chuyển có trạng thái Đã nhận tài sản sẽ xử lý giống với trường hợp chọn loại Điều chuyển đối tượng sử dụng.
      • Nếu không tích chọn Điều chuyển đơn vị quản lý:
        • Nếu không thay đổi phòng ban sử dụng thì không đồng bộ sang kế toán.
        • Nếu có thay đổi phòng ban sử dụng thì xử lý giống với trường hợp chọn loại Điều chuyển đối tượng sử dụng

Lưu ý: Nếu 1 chứng từ điều chuyển của nhiều tài sản và các TS này có đơn vị sử dụng trước khi điều chuyển và sau khi điều chuyển thuộc các chi nhánh khác nhau:

  • Các Tài sản/CCDC chỉ thay đổi sang phòng ban khác thuộc cùng chi nhánh thì sẽ sinh chứng từ điều chuyển.
  • Các Tài sản/CCDC thay đổi sang phòng bán khác chi nhánh thì:
    • Sinh chứng từ ghi giảm tại chi nhánh đang sử dụng (trên cùng 1 chứng từ)
    • Sinh chứng từ ghi tăng tại chi nhánh mới (Tài sản thuộc chi nhánh nào thì sinh chứng từ tại chi nhánh đó) và chứng từ nghiệp vụ khác.

2.4. Với nghiệp vụ Ghi giảm TSCĐ/CCDC

Nếu trên AMIS tài sản thực hiện Đánh dấu mất, Đánh dấu hủy tài sản, Thanh lý tài sản trường hợp TS/CCDC đã từng được cấp phát thì sinh chứng từ ghi giảm trên AMIS Kế toán với các tài sản/CCDC có tích chọn Có đồng bộ sang AMIS Kế toán.

2.5. Với nghiệp vụ Đánh giá lại TSCĐ/CCDC

Khi trên AMIS Tài sản thực hiện đánh giá lại tài sản cố định thì khi chứng từ Đánh giá lại tài sản tương ứng trên AMIS Kế toán với các tài sản có tích chọn Có đồng bộ sang AMIS Kế toán trên AMIS Tài sản.

2.6. Với nghiệp vụ Kiểm kê TSCĐ/CCDC

  • Nếu trên AMIS Tài sản thực hiện kiểm kê chọn loại <Kiểm kê số lượng> thì không cập nhật sang AMIS Kế toán.
  • Nếu trên AMIS Tài sản thực hiện kiểm kê chọn loại <Kiểm kê chi tiết> thì sinh chứng từ kiểm kê sang AMIS Kế toán (Chỉ sinh với các tài sản trên AMIS Tài sản tích chọn Có đồng bộ sang AMIS Kế toán):
    • Với các bảng kiểm kê có trạng thái là đã kiểm kê và có trạng thái đồng bộ sang AMIS Kế toán là chưa đồng bộ/đồng bộ lỗi thì sẽ sinh Bảng kiểm kê TSCĐ với các tài sản trên AMIS Tài sản có tích chọn Là Tài sản cố định
    • Với các bảng kiểm kê có trạng thái là đã kiểm kê và có trạng thái đồng bộ sang AMIS Kế toán là chưa đồng bộ/đồng bộ lỗi thì sẽ sinh Bảng kiểm kê CCDC với các tài sản trên AMIS Tài sản không tích chọn Là Tài sản cố định

Cập nhật 25/04/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay