1. Trang chủ
  2. Khác
  3. Tính năng mới
  4. R23 (Ngày phát hành 14/08/2021)
  5. Chỉ số tài chính phản ánh tình hình sức khỏe doanh nghiệp

Chỉ số tài chính phản ánh tình hình sức khỏe doanh nghiệp

Từ phiên bản R23:

  • Phần mềm AMIS Kế toán cung cấp hệ thống các chỉ số phân tích tài chính, chắc chắn sẽ trở thành công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong công cuộc tính toán và hoạch định tài chính tại đơn vị.
  • Phần mềm AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các hệ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.
1. Các chỉ số phân tích tài chính
  • Các chỉ số phân tích tài chính được hiển thị trên giao diện Tổng quan của phần mềm:
  • Hoặc trên phân hệ Phân tích tài chính:

2. Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe doanh nghiệp

Phần mềm AMIS Kế toán cho phép người sử dụng thiết lập được các chỉ số tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp mình. Hệ thống sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn đã thiết lập, những chỉ số nào không đạt tiêu chuẩn phần mềm sẽ tự động báo đỏ để doanh nghiệp nắm được, từ đó đưa ra những định hướng, điều chỉnh kịp thời.

  • Trên giao diện các chỉ số phân tích tài chính, nhấn vào biểu tượng hình bánh răng để thiết lập tiêu chuẩn cho các chỉ số:

  • Chương trình hiển thị giao diện Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe doanh nghiệp, người dùng thực hiện điền tiêu chuẩn cho từng chỉ số sau đó nhấn Đồng ý để lưu lại thiết lập tiêu chuẩn:

3. Ý nghĩa của các chỉ số tài chính
3.1. Cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản
  • Hệ số nợ:
    • Phản ánh mức độ phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.
    • Cho biết một đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng vay nợ.
    • Công thức tính: H = (Nợ phải trả/Tổng tài sản)*100
  • Hệ số vốn tự có:
    • Phản ảnh mức độ tự chủ của doanh nghiệp và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu.
    • Đo lường số lượng tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
    • Công thức tính: H = (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản)*100
  • Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
    • Phản ánh quy mô tài chính của một doanh nghiệp.
    • Đo lường trong một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng vay nợ.
    • Công thức tính: H = (Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu) *100
  • Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản:
    • Phản ánh tình hình tài chính dài hạn của doanh nghiệp.
    • Đo lường trong một đồng tài sản của công ty được tài trợ bằng bao nhiêu nợ dài hạn.
    • Công thức tính: H = (Nợ dài hạn/Tổng tài sản)*100
3.2. Hệ số thanh toán
  • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:
    • Cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
    • Công thức tính: H = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
    • Cho biết khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị tài sản ngắn hạn cho thể chuyển đổi thành tiền.
    • Công thức tính: H = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
  • Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
    • Cho biết khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt.
    • Công thức tính: H = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn
  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
    • Cho biết khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp trong kỳ bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
    • Công thức tính: H = (Chi phí lãi vay + Lợi nhuận kế toán trước thuế)/Chi phí lãi vay
3.3. Khả năng hoạt động
  • Vòng quay hàng tồn kho:
    • Phản ánh mức độ hiệu quả quản lý sản xuất và lưu kho.
    • Công thức tính: H = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
  • Số ngày lưu kho bình quân:
    • Là số ngày trung bình để doanh nghiệp bán hết hàng tồn kho.
    • Dùng để phân tích hiệu quả bán hàng.
    • Công thức tính: H= = 365/Vòng quay hàng tồn kho
  • Vòng quay khoản phải thu:
    • Phản ánh hiệu quản quản lý khoản phải thu, hoạt động tín dụng thương mại của doanh nghiệp.
    • Cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.
    • Công thức tính: H = Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình quân
  • Kỳ thu tiền bình quân:
    • Là số ngày trung bình để doanh nghiệp thu hồi khoản phải thu của mình.
    • Công thức tính: H = 365/Vòng quay khoản phải thu
  • Vòng quay khoản phải trả:
    • Phản ảnh tốc độ các khoản phải trả nhà cung cấp.
    • Công thức tính: H = Doanh số mua hàng/Các khoản phải trả bình quân (Trong đó: Doanh số mua hàng = giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ – Hàng tồn kho đầu kỳ)
  • Kỳ trả nợ bình quân:
    • Là số ngày trung bình doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp.
    • Công thức tính: H = 365/Vòng quay khoản phải trả
  • Vòng quay vốn lưu động:
    • Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
    • Bình quân 1 đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ta bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
    • Công thức tính: H = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân
  • Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
    • Là số ngày trung bình để doanh nghiệp chuyển đổi vốn lưu động thành doanh thu.
    • Công thức tính: H = 365/Vòng quay vốn lưu động
3.4. Khả năng sinh lời
  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS):
    • Cho biết một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thưc hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
    • Công thức tính: H = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần)*100
  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
    • Cho biết mỗi đồng đầu tư vốn của chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập.
    • Công thức tính: H = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữ bình quân)*100
  • Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):
    • Cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
    • Công thức tính: H = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân)*100
  • Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI):
    • Cho biết một đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
    • Công thức tính: H = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng nguồn vốn bình quân)*100
Cập nhật 17/09/2021


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay