Trả lại hàng đã mua về nhập kho

Tải phim hướng dẫn tại đây

 

1. Định khoản

Nợ TK 111, 112, 331…          Số tiền hàng mua bị trả lại

Có TK 156

Có TK 133                        Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 

2. Mô tả nghiệp vụ

Khi hàng mua về nhập kho, phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất như đã thỏa thuận ban đầu, thông thường sẽ có các hoạt động sau:

  1. Công ty và nhà cung cấp sẽ thỏa thuận với nhau và lập biên bản về việc trả lại hàng.
  2. Nhân viên mua hàng đề nghị xuất kho để trả lại hàng.
  3. Kế toán kho lập Phiếu xuất kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  4. Kế toán bán hàng lập hoá đơn GTGT cho hàng mua bị trả lại.
  5. Thủ kho xuất kho hàng hóa và ghi Thẻ kho.
  6. Nhân viên mua hàng yêu cầu kế toán bán hàng xuất hóa đơn cho số lượng hàng mua bị trả lại
  7. Nhân viên mua hàng giao lại hàng cùng hóa hàng trả lại cho nhà cung cấp.
  8. Kế toán hạch toán ghi giảm công nợ và hàng tồn kho

3. Các bước thực hiện

Nghiệp vụ “Trả lại hàng mua về nhập kho” được thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Hạch toán nghiệp vụ trả lại hàng mua về nhập kho
    • Vào phân hệ Mua hàng\Quy trình, chọn chức năng Trả lại hàng mua.
    • Tích chọn Trả lại hàng trong kho.
    • Nhấn biểu tượng kính lúp.
    • Thiết lập điều kiện tìm kiếm chứng từ mua hàng, sau đó nhấn Lấy dữ liệu.
    • Tích chọn các mặt hàng bị trả lại và nhập số lượng hàng bị trả lại.

    • Nhấn Cất, hệ thống sẽ tự động lấy thông tin của hàng bị trả lại vừa chọn sang chứng từ mua hàng.
    • Lựa chọn phương thức giảm trừ cho chứng từ trả lại hàng là Giảm trừ công nợ hoặc Thu tiền mặt.

    • Sau khi khai báo xong chứng từ, nhấn Cất => Khi đó hệ thống sẽ đồng thời sinh một bản ghi trên tab Xuất hóa đơn của phân hệ Bán hàng.
    • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu chứng từ cần in.

Lưu ý: Trường hợp chọn phương thức giảm trừ là Thu tiền mặt, sau khi chứng từ được lập, Thủ quỹ sẽ đăng nhập vào phần mềm để thực hiện Ghi sổ cho các phiếu thu trong trường hợp trả lại hàng mua.

 

Cập nhật 30/10/2023


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay