Đánh giá lại TSCĐ

1. Các trường hợp cần đánh giá lại TSCĐ

  1. Nâng cấp TSCĐ làm tăng thời gian sử dụng hoặc giá trị tài sản.
  2. Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản giảm giá trị tài sản.
  3. Đánh giá lại tài sản cố định để xác định giá trị doanh nghiệp.
  4. Đánh giá lại tài sản nhằm mục địch liên doanh, góp vốn, chia tách, hợp nhất, giải thể.
  5. Đánh giá lại theo yêu cầu kê biên tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Định khoản

1. Trường hợp giá trị đánh giá nhỏ hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá

Nợ TK 412…

Có TK 211, 213, 217

2. Trường hợp giá trị đánh giá lớn hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá

Nợ TK 211, 213, 217

Có TK 412…

3. Mô tả nghiệp vụ

Khi có nhu cầu đánh giá lại, bộ phận kế toán sẽ phát sinh một số hoạt động sau:

  1. Thành lập hội đồng đánh giá gồm kế toán TSCĐ, Giám đốc hoặc kế toán trưởng, đại diện bộ phận sử dụng.
  2. Hội đồng thực hiện đánh giá và ghi giá trị tính khấu hao và thời gian sử dụng mới của TSCĐ vào biên bản đánh giá lại TSCĐ.
  3. Kế toán căn cứ vào Biên bản đánh giá thực hiện hạch toán điều chỉnh tăng, giảm giá trị tính khấu hao hoặc thời gian sử dụng của TSCĐ.

4. Hướng dẫn trên phần mềm

  • Vào phân hệ Tài sản cố định\tab Quy trình, chọn chức năng Đánh giá tài sản (hoặc vào phân hệ Tài sản cố định\tab Đánh giá lại, chọn chức năng Thêm đánh giá lại).

  • Trên chứng từ, chọn lý do đánh giá tương ứng với mục đích sau khi đánh giá.
  • Tab Chi tiết điều chỉnh: Khai báo thông tin giá trị còn lại, thời gian sử dụng còn lại, hao mòn lũy kế,… sau điều chỉnh.

  • Tab Hạch toán: Ghi nhận bút toán đánh giá lại TSCĐ.

  • Nhấn Cất.

Cập nhật 23/09/2023


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay