1. Trang chủ
  2. Khác
  3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. CHTG Thuế
  6. Làm thế nào khi hóa đơn không lên Phụ lục Bảng kê mua vào trên tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT)?

Làm thế nào khi hóa đơn không lên Phụ lục Bảng kê mua vào trên tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT)?

1. Vấn đề

Khi lập tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT), trên phụ lục Bảng kê mua vào kiểm tra phát hiện sót hóa đơn đầu vào đã hạch toán trên chứng từ.

2. Các nguyên nhân và cách khắc phục

Bạn tìm và mở hóa đơn đang không lên bảng kê lên và kiểm tra theo các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân 1: Không chọn nhóm HHDV mua vào hoặc chọn nhóm HHDV không phải là nhóm 1 hoặc 2

Cách khắc phục:

Mở chứng từ, Bỏ ghi\Sửa chọn Nhóm HHDV mua vào là nhóm 1 hoặc 2. Sau đó nhấn Cất và lập lại tờ khai.

Lưu ý:

  • Nhóm 3: dành cho tờ khai thuế GTGT cho dự án đầu tư (02/GTGT).
  • Nhóm 4 và nhóm 5: sẽ không lên bảng kê.

Nguyên nhân 2: Ngày hạch toán hoặc Ngày hóa đơn của chứng từ lớn hơn ngày cuối cùng của kỳ báo cáo thuế

Cách khắc phục:

Mở chứng từ, kiểm tra lại ngày hạch toán và ngày hóa đơn:

  • Nếu ngày hóa đơn, ngày hạch toán sai: Sửa lại ngày đúng.
  • Nếu ngày hóa đơn, ngày hạch toán đúng thì hóa đơn đó sẽ không kê khai ở kỳ tính thuế này mà sẽ lên ở kỳ tính thuế chứa ngày hóa đơn hoặc ngày hạch toán trên chứng từ.

Nguyên nhân 3: Hóa đơn được lập sau khi lập tờ khai

Trường hợp đã lập tờ khai thuế GTGT sau đó mới lập hóa đơn thì hóa đơn sẽ không lên bảng kê.

Cách khắc phục:

Để hóa đơn lên bảng kê, thực hiện như sau:

  • Mở tờ khai đã lập, vào phụ lục PL 01-2/GTGT.
  • Nhấn Sửa\Chọn chứng từ.
  • Tích chọn vào hóa đơn mới lập cần lên bảng kê, sau đó ấn Đồng ý.

Nguyên nhân 4: Hóa đã được kê khai lên bảng kê mua vào của kỳ khác

Cách khắc phục:

Cách 1: Mở lần lượt các tờ khai đã lập của các kỳ khác. Kiểm tra bảng kê mua vào đã có hóa đơn đó chưa.

  • Nếu hóa đơn lên không đúng tờ khai. Thực hiện loại bỏ hóa đơn ra khỏi bảng kê của tờ khai đó.
  • Sau đó mở tờ khai đúng và thực hiện Tích chọn chứng từ hóa đơn lên bảng kê như hướng dẫn ở nguyên nhân 3.

Cách 2: Vào Các tiện ích và thiết lập\Kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách.

  • Chọn khoảng thời gian, chọn mục 7.Thuế GTGT để kiểm tra.

  • Xem mục 7.2. Chênh lệch bảng kê thuế GTGT và sổ cái để kiểm tra hóa đơn đã lên bảng kê mua vào tháng nào.

Nguyên nhân 5: Chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ không chọn Nhận kèm hóa đơn hoặc chưa có chứng từ nhận hóa đơn nếu hóa đơn về sau mua hàng

Cách khắc phục:

  • Mở chứng từ, Bỏ ghi\Sửa, chọn lại là Nhận kèm hóa đơn và điền đầy đủ thông tin hóa đơn (như hình dưới).

  • Trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau, nhấn Nhận hóa đơn trên giao diện chứng từ mua hàng.

Nguyên nhân 6: Thuế GTGT hàng nhập khẩu đang hạch toán Nợ TK 1388 (3388)/Có TK 33312

Trên chứng từ mua hàng nhập khẩu, tại ô TKĐƯ Thuế GTGT đang điền TK không phải 1331.

Cách khắc phục:

  • Sửa lại TKĐƯ Thuế GTGT là TK 1331, sau đó lập lại tờ khai, hóa đơn sẽ lên bảng kê.
  • Trường hợp kế toán không muốn hóa đơn nhập khẩu lên bảng kê kỳ này nên hạch toán vào TK 1388 hoặc 3388. Kỳ sau thực hiện nộp thuế và làm bút toán kết chuyển tiền thuế Nợ 1331/Có 1388 hoặc 3388, hóa đơn sẽ lên bảng kê kỳ sau.

Nguyên nhân 7: Hóa đơn đang được hạch toán ở chi nhánh phụ thuộc kê khai thuế GTGT, thuế TTĐB riêng

  • Nếu thực tế chi nhánh phụ thuộc không được phép kê khai thuế GTGT, thuế TTĐB thì:
    • Vào Các tiện ích và thiết lập\Quản lý danh mục, chọn Cơ cấu tổ chức.

    • Tại chi nhánh, nhấn chức năng Sửa và bỏ tích chọn ô Kê khai Thuế GTGT, TTĐB riêng. Nhấn Cất.

  • Nếu thực tế chi nhánh phụ thuộc Kê khai thuế GTGT, thuế TTĐB riêng thì khi lập tờ khai của Tổng công ty sẽ không lên hóa đơn của các chi nhánh, phải thực hiện lập tờ khai riêng ở từng chi nhánh.

Nguyên nhân 8: Điền thiếu số hóa đơn khi hạch toán trên Chứng từ nghiệp vụ khác, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Chứng từ mua dịch vụ

  • Kiểm tra lại xem chứng từ đã điền đầy đủ số hóa đơn hay chưa. Nếu chưa thì điền bổ sung vào để chứng từ lên được bảng kê.

Cập nhật 18/11/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay