1. Trang chủ
  2. Khác
  3. Tính năng mới
  4. R67
  5. Nhận biến động số dư và tự động lập chứng từ thu tiền cho đơn hàng đồng bộ từ AMIS CRM khi khách hàng thanh toán qua mã QR

Nhận biến động số dư và tự động lập chứng từ thu tiền cho đơn hàng đồng bộ từ AMIS CRM khi khách hàng thanh toán qua mã QR

1. Nội dung

AMIS Kế toán đã đáp ứng tính năng Nhận biến động thu tức thời từ giao dịch ngân hàng điện tử và tự động sinh chứng từ thu tiền cho các đơn hàng được đồng bộ từ AMIS CRM thông qua mã QR Code, giúp người dùng nhận được thông báo ngay khi nhận được khoản thanh toán của khách hàng và tự động lập các chứng từ hạch toán một cách chính xác.

2. Chi tiết thay đổi
  • Từ trước phiên bản R67:
    • Trên phần mềm AMIS Kế toán, người dùng đã có thể nhận được thông báo biến động số dư ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch và tự động sinh chứng từ hạch toán.
    • Tuy nhiên, các giao dịch thu tiền chương trình tự động sinh ra chưa được tự động hạch toán chi tiết cho từng đơn hàng cụ thể. Do đó, người dùng phải thực hiện sửa lại chứng từ và bổ sung thêm thông tin đơn hàng.
    • Trường hợp trong ngày đơn vị nhận được nhiều khoản thanh toán cho các đơn đặt hàng khác nhau thì người dùng sẽ phải thực hiện sửa lại một lượng lớn chứng từ thu tiền, mất khá nhiều thời gian công sức. Ngoài ra, NVKD cũng không nắm bắt được tình hình thanh toán công nợ của đơn hàng một cách tức thời và gặp nhiều khó khăn trong việc lên kế hoạch thu hồi công nợ.
  • Từ phiên bản R67 trở đi: 
    • Trên AMIS Kế toán, người dùng thực hiện thiết lập thông báo nhận biến động số dư tài khoản ngân hàng chỉ với vài thao tác đơn giản.
    • Khi nhận được khoản thanh toán của khách hàng cho các đơn hàng trên AMIS CRM, người dùng sẽ nhận được thông báo ngay lập tức.
    • Đồng thời, tự động sinh chứng từ thu tiền có chọn đến đơn đặt hàng cụ thể để NVKD kịp thời cập nhật và nắm bắt tình hình công nợ một cách chính xác.
3. Hướng dẫn chi tiết

Lưu ý: Để sử dụng tính năng này, người dùng cần kết nối thành công với ứng dụng AMIS CRM 

Bước 1: Thiết lập nhận thông báo biến động số dư tài khoản ngân hàng

  • Lựa chọn ngân hàng cần thiết lập nhận biến động và tích chọn các tài khoản sẽ nhận được biến động số dư:
  • Nhấn Hoàn tất:

  • Chương trình hiển thị thông báo thiết lập thành công nhận biến động số dư:

  • Sau khi thiết lập thành công biến động nhận số dư, chương trình sẽ tự động sinh Quy tắc hạch toán từ mã QR trên đơn hàng của AMIS CRM:

Bước 2: Lập đơn đặt hàng đính kèm mã QR trên AMIS CRM
  • Khi nhân viên kinh doanh lập đơn hàng và gửi đơn hàng cho khách hàng trên AMIS CRM sẽ thực hiện đính kèm mã QR Code như sau:
  • Vào Thiết lập\Mã QR thanh toán, nhấn Thêm mã QR
  • Thiết lập các thông tin chi tiết cho mã QR
  • Tích chọn Tự động lập phiếu thu gắn đến đơn hàng, hệ thống sẽ tự động thêm cú pháp CRM##Số đơn hàng## vào đầu nội dung thanh toán để người dùng nắm được từng khoản thanh toán chi tiết cho đơn hàng nào:

  • Nhấn Lưu để lưu mã QR vừa thiết lập.

Tham khảo hướng dẫn chi tiết tại đây.

  • NVKD thực hiện đề nghị ghi doanh số và đồng bộ đơn đặt hàng sang AMIS Kế toán:

Bước 3: Quét mã QR để thanh toán cho đơn hàng
  • Khách hàng có thể thực hiện quét mã QR hiển thị trên đơn hàng để thực hiện việc thanh toán nhanh chóng:

  • Chương trình sẽ tự động hiển thị nội dung thanh toán theo cú pháp đã được thiết lập tại Bước 1 (gắn trực tiếp đến đơn đặt hàng được thanh toán):

Bước 4: Nhận biến động số dư và tự động hạch toán
  • Sau khi khách hàng quét mã QR để thanh toán cho đơn hàng, trên AMIS Kế toán sẽ ngay lập tức nhận được thông báo biến động số dư tài khoản:

  • Đồng thời, tự động sinh chứng từ hạch toán cho khoản thanh toán vừa nhận được của khách hàng, và tự động chọn đến đơn đặt hàng tương ứng:

  • Trên AMIS CRM, hệ thống cũng tự động cập nhật số tiền thực thu của đơn hàng để NVKD nắm được công nợ đơn hàng một cách tức thời:

 

 

Cập nhật 27/08/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay