- Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót (xử lý lần đầu) thì xử lý theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
- Hóa đơn điện tử đã xử lý lần đầu nhưng vẫn còn sai sót cần điều chỉnh thì căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC xử lý như sau:
c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
Căn cứ vào quy định trên, Hóa đơn đã điều chỉnh khi sai sót thì không được hủy để xuất hóa đơn mới. Bạn phải thực hiện lập Hóa đơn điều chỉnh tiếp cho hóa đơn gốc, sao cho thông tin hóa đơn ở hóa đơn điều chỉnh mới đúng, thông tin tiền của 3 hóa đơn cộng lại sẽ đúng. Không thực hiện huỷ hoá đơn điều chỉnh để xuất hoá đơn mới được.
Ví dụ: Xuất hóa đơn gốc (số 1) là 1.100.000 đồng, bị sai tên hàng hóa và đã xuất hóa đơn điều chỉnh (số 2) nhưng điều chỉnh nhầm tăng thêm 1.100.000 đồng thì sẽ xuất hoá đơn điều chỉnh (số 3) điều chỉnh giảm số tiền đi 1.100.000 đồng
Cách lập hóa đơn điều chỉnh tại đây
Hóa đơn gốc:
Hóa đơn điều chỉnh lần 1:
Hóa đơn điều chỉnh lần 2:
AMIS Kế toán khi kết nối với các ứng dụng khác trong nền tảng như AMIS Bán hàng, AMIS Tiền lương, AMIS Tài sản, AMIS Quy trình,… giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình liên phòng ban và tạo ra các báo cáo quản trị đầy đủ về mọi khía cạnh hoạt động.
Mời Anh/Chị dùng thử miễn phí các ứng dụng trong nền tảng MISA AMIS để nắm trong tay bức tranh vận hành của doanh nghiệp chỉ với 1 click.