1. Trang chủ
  2. Khác
  3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. Hướng dẫn xử lý và hạch toán sau khi lập tờ khai bổ sung thuế GTGT trường hợp làm giảm số thuế phải nộp (giảm chỉ tiêu 07)
  1. Trang chủ
  2. Khác
  3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. CHTG Thuế
  6. Hướng dẫn xử lý và hạch toán sau khi lập tờ khai bổ sung thuế GTGT trường hợp làm giảm số thuế phải nộp (giảm chỉ tiêu 07)

Hướng dẫn xử lý và hạch toán sau khi lập tờ khai bổ sung thuế GTGT trường hợp làm giảm số thuế phải nộp (giảm chỉ tiêu 07)

1.Biểu hiện

Tờ khai thuế GTGT lần đầu có phát sinh số thuế phải nộp (Chỉ tiêu 40).
Khi lập Tờ khai bổ sung thuế GTGT, trên Bản giải trình bổ sung (01-1/KHBS) chỉ tiêu Tổng cộng (tăng +, giảm -) phải nộp [07] < 0 (giảm thuế phải nộp)

 

2. Nguyên nhân và Giải pháp

Trường hợp 1: Giảm số tiền thuế bán ra (do xuất hóa đơn đầu ra điều chỉnh giảm)

Nguyên nhân: Tờ khai lần đầu đã nộp, sau đó phát hiện hóa đơn đầu ra bị sai sót, kế toán thực hiện xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị, dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp.

Giải pháp:

  1. Hóa đơn đầu ra (gốc) giữ nguyên giá trị hạch toán.
  2. Sau khi làm tờ khai bổ sung, không nhấn vào Hạch toán điều chỉnh.
  3. Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm theo hướng dẫn tại đây.
  4. Xử lý số tiền thuế GTGT đã nộp (nếu có):
    – Nếu đã nộp thuế GTGT theo số trên tờ khai lần đầu (số chưa điều chỉnh): thì số tiền thuế GTGT nộp thừa sẽ được  bù trừ với thuế phải nộp các kỳ sau.
    – Nếu đã nộp thuế GTGT theo số thuế trên tờ khai bổ sung (số sau điều chỉnh): do nộp thuế đúng số thực tế và không có thông báo nộp phạt hay nộp thêm của CQT thì không phải nộp thêm.
  5. Không cần xử lý trên tờ khai GTGT kỳ hiện tại.

Trường hợp 2: Giảm số tiền thuế bán ra (do kê thừa, kê sai số tiền hóa đơn đầu ra)

Nguyên nhân: Do tờ khai lần đầu kê khai thừa hóa đơn bán ra hoặc kê khai sai số tiền thuế bán ra. Kế toán xác định số tiền thuế phải nộp chưa đúng dẫn đến dư thiếu tiền thuế.

Giải pháp: 

  1. Đối với hóa đơn đầu ra đã thực hiện kê khai sai:
    – Nếu kê khai thừa hóa đơn đầu ra do hạch toán 2 lần thì xóa chứng từ thừa đó.
    – Nếu kê sai do chứng từ hạch toán sai số tiền thì thực hiện sửa lại chứng từ hóa đơn gốc cho đúng số tiền thuế trên hóa đơn.
  2. Sau khi làm tờ khai bổ sung, không nhấn vào Hạch toán điều chỉnh.
  3. Xử lý số tiền thuế GTGT đã nộp (nếu có):
    – Nếu đã nộp thuế GTGT theo số trên tờ khai lần đầu (số chưa điều chỉnh): thì số tiền thuế GTGT nộp thừa sẽ được  bù trừ với thuế phải nộp các kỳ sau.
    – Nếu đã nộp thuế GTGT theo số thuế trên tờ khai bổ sung (số sau điều chỉnh): do nộp thuế đúng số thực tế và không có thông báo nộp phạt hay nộp thêm của CQT thì không phải nộp thêm.
  4. Không cần xử lý trên tờ khai GTGT kỳ hiện tại.

Trường hợp 3: Giảm số thuế đầu ra (do xuất HĐ thay thế, nhưng giá trị thấp hơn hóa đơn gốc)

Nguyên nhân:Tờ khai lần đầu đã nộp, sau đó phát hiện hóa đơn đầu ra bị sai sót, kế toán thực hiện xuất hóa đơn thay thế giá trị thấp hơn hóa đơn gốc ban đầu dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp

Giải pháp:

  1. Hóa đơn đầu ra (gốc), sửa chứng từ hạch toán và xuất hóa đơn thay thế theo giá trị đúng, xem hướng dẫn Tại đây
  2. Sau khi làm tờ khai bổ sung, không nhấn vào Hạch toán ĐC.
  3. Tình huống này tại thời điểm tờ khai lần đầu số dư Có TK 33311 sẽ không khớp với số thuế phải nộp (Chỉ tiêu 40) trên tờ khai lần đầu:
    – Trường hợp 1: Nếu bạn chấp nhận lệch (vì sửa số tiền hạch toán ở hóa đơn gốc) để giải trình sau này thì bạn không cần hạch toán thêm.
    – Trường hợp 2: Nếu bạn muốn số dư Có TK 33311 khớp với số thuế phải nộp trên tờ khai lần đầu, bạn định khoản bút toán treo số thuế phải nộp được giảm vào phân hệ Tổng hợp\chứng từ Nghiệp vụ khác hạch toán : Nợ 1388/Có 33311 tại thời điểm tờ khai lần đầu.
    Vào Tổng hợp\Nghiệp vụ khác hạch toán Nợ 33311/Có 1388: Số thuế phải nộp được giảm tại thời điểm lập tờ khai bổ sung.
  4. Xử lý số tiền thuế GTGT đã nộp (nếu có):
    – Nếu đã nộp thuế GTGT theo số trên tờ khai lần đầu (số chưa điều chỉnh): thì số tiền thuế GTGT nộp thừa sẽ được  bù trừ với thuế phải nộp các kỳ sau.
    – Nếu đã nộp thuế GTGT theo số thuế trên tờ khai bổ sung (số sau điều chỉnh): do nộp thuế đúng số thực tế và không có thông báo nộp phạt hay nộp thêm của CQT thì không phải nộp thêm.
  5. Không cần xử lý trên tờ khai GTGT kỳ hiện tại.

Trường hợp 4: Tăng số thuế đầu vào được khấu trừ (do kê khai Sai số tiền thuế đầu vào)

Nguyên nhân: Do tờ khai lần đầu kê khai sai số tiền thuế đầu vào. Kế toán xác định số tiền thuế được khấu trừ chưa đúng, giá trị thực tế cao hơn giá trị kê khai, dẫn đến nộp dư tiền thuế.

Giải pháp:

  1. Đối với hóa đơn đầu vào đã thực hiện kê khai sai:
    – Nếu chứng từ hạch toán đúng, kê khai sai thì không cần sửa
    – Nếu chứng từ hạch toán sai dẫn đến kê khai sai thì phải sửa lại chứng từ cho đúng.
  2. Tình huống này tại thời điểm tờ khai lần đầu sẽ có số dư Nợ trên TK 1331 (do khấu trừ không hết số dư Nợ TK 1331)
    – Trường hợp 1: Nếu bạn chấp nhận số dư TK 1331 để giải trình sau này thì bạn chỉ cần vào phân hệ Tổng hợp\Nghiệp vụ khác hạch toán Nợ 33311/Có 1331: Số thuế phải nộp được giảm (số thuế VAT đầu vào sai) tại thời điểm lập tờ khai bổ sung.
    – Trường hợp 2: Để TK 1331 không số dư Nợ cuối tháng/quý, bạn hạch toán giảm số dư Nợ 1331 vào phân hệ Tổng hợp\chứng từ Nghiệp vụ khác hạch toán : Nợ 1388/Có 1331 tại thời điểm tờ khai lần đầu.
    Vào Tổng hợp\Nghiệp vụ khác hạch toán Nợ 33311/Có 1388: Số thuế phải nộp được giảm (số thuế VAT đầu vào sai) tại thời điểm lập tờ khai bổ sung.
  3. Xử lý số tiền thuế GTGT đã nộp (nếu có):
    – Nếu đã nộp thuế GTGT theo số trên tờ khai lần đầu (số chưa điều chỉnh): thì số tiền thuế GTGT nộp thừa sẽ được  bù trừ với thuế phải nộp các kỳ sau.
    – Nếu đã nộp thuế GTGT theo số thuế trên tờ khai bổ sung (số sau điều chỉnh): do nộp thuế đúng số thực tế và không có thông báo nộp phạt hay nộp thêm của CQT thì không phải nộp thêm.
  4. Không cần xử lý trên tờ khai GTGT kỳ hiện tại.
Cập nhật 23/10/2023


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay