1. Trang chủ
  2. Khác
  3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. CHTG Bán hàng
  6. Làm thế nào để hạch toán đầu ra cho Hóa đơn điều chỉnh tăng/giảm về giá trị?
  1. Trang chủ
  2. Khác
  3. Câu hỏi thường gặp
  4. Câu hỏi thường gặp theo nghiệp vụ
  5. CHTG Hóa đơn điện tử
  6. Làm thế nào để hạch toán đầu ra cho Hóa đơn điều chỉnh tăng/giảm về giá trị?

Làm thế nào để hạch toán đầu ra cho Hóa đơn điều chỉnh tăng/giảm về giá trị?

Khảo sát: sau khi đọc và thực hiện theo tài liệu, Anh/Chị vui lòng cho MISA biết có xử lý được vấn đề theo tài liệu này không, qua khảo sát nhanh Tại đây

1.Nội dung:

Hiện tại phần mềm đáp ứng Lập và Phát hành hóa đơn điều chỉnh nhưng chưa tự động sinh các chứng từ hạch toán kế toán để điều chỉnh thông tin về hóa đơn như: Số lượng, Đơn giá, Thành tiền, Tiền thuế GTGT,…

==> Vì vậy bạn cần tự hạch toán thêm các bút toán về điều chỉnh doanh thu/công nợ/tiền thuế GTGT trên các loại chứng từ như: Chứng từ bán hàng (nếu điều chỉnh tăng); hoặc Chứng từ giảm giá hàng bán (nếu điều chỉnh giảm); hoặc Chứng từ nghiệp vụ khác.

2. Giải pháp:

Lưu ý:

  • Lập nhanh chứng từ hạch toán điều chỉnh từ hóa đơn điều chỉnh theo hướng dẫn tại đây.

  • Nếu Hóa đơn điều chỉnh đã phát hành trên meInvoice Web (không xuất trên AMIS Kế toán) thì thực hiện lấy hóa đơn đó về theo hướng dẫn tại đây
  • Bạn chỉ thực hiện hạch toán cho Hóa đơn điều chỉnh, không khai báo lại các thông tin như Ký hiệu, Số hóa đơn, Ngày hóa đơn,… vì Hóa đơn điều chỉnh phát hành đã có các thông tin này và đủ điều kiện để kê khai lên Bảng kê thuế bán ra trên phần mềm

Trường hợp 1: Hạch toán ĐIỀU CHỈNH TĂNG

Hạch toán cho hoá đơn điều chỉnh tăng. Thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1: Lập Chứng từ bán hàng

  • Thêm mới Chứng từ bán hàng (không tích ô Lập kèm hóa đơn)

  • Tab Hàng tiền Hạch toán: Nợ TK 131/Có TK 511: số tiền chênh lệch tăng thêm
  • Tab Thuế: Hach toán: Nợ TK 131/Có TK 33311: chọn % thuế bình thường
  • Nếu trường hợp có liên quan tới kho, cần xuất kho thêm thì tích thêm ô Kiêm phiếu xuất kho để chương trình tự sinh Phiếu xuất

Cách 2: Lập Chứng từ nghiệp vụ khác

  • Vào phân hệ Tổng hợp / tab Chứng từ nghiệp vụ khác / nhấn Thêm

  • Hạch toán:

Nợ TK 131/ Có TK 511: số tiền chênh lệch tăng thêm

Nợ TK 131/Có TK 33311: số tiền thuế chênh lệch tăng thêm

Lưu ý:

  • Bạn chỉ thực hiện hạch toán cho Hóa đơn điều chỉnh, không khai báo lại các thông tin như Ký hiệu, Số hóa đơn, Ngày hóa đơn,.. vì Hóa đơn điều chỉnh đã có các thông tin này và đủ điều kiện để kê khai lên Bảng kê thuế bán ra trên phần mềm.
  • Nếu có liên quan tới kho, cần điều chỉnh tăng giá trị hàng hoá trong kho thì cần làm Kiểm kê kho. Xem hướng dẫn kiểm kê kho tại đây

Trường hợp 2: Hạch toán ĐIỀU CHỈNH GIẢM

Hạch toán cho Hoá đơn điều chỉnh giảm. Thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1: Lập Chứng từ Giảm giá hàng bán

Bước 1: Vào phân hệ Bán hàng / tab Giảm giá hàng bán / nhấn Thêm

Bước 2: 

  • Hạch toán: Nợ TK 511, TK5213,… / Có TK 131: số tiền chênh lệch giảm xuống
  • Cột % thuế suất GTGT: chọn thuế suất
  • Cột TK Thuế GTGT: chọn TK 33311
  • Trường hợp có liên quan tới kho thì làm thêm Kiểm kê kho để điều chỉnh giảm số lượng, giá trị của hàng hóa trong kho. Xem hướng dẫn Kiểm kê kho tại đây
  • Tab Hoá đơn: các thông tin như: Mẫu số, Ký hiệu, Số hoá đơn, Ngày hoá đơn sẽ để trống.

Cách 2: Lập Chứng từ nghiệp vụ khác

  • Vào menu Nghiệp vụ / Tổng hợp / thêm Chứng từ nghiệp vụ khác

  • Hạch toán:

Nợ TK 511/ Có TK 131: số tiền chênh lệch giảm xuống

Nợ TK 33311/Có TK 131: số tiền thuế chênh lệch giảm xuống

Lưu ý:

  • Bạn chỉ thực hiện hạch toán cho Hóa đơn điều chỉnh, không khai báo lại các thông tin như Ký hiệu, Số hóa đơn, Ngày hóa đơn,.. vì Hóa đơn điều chỉnh đã có các thông tin này và đủ điều kiện để kê khai lên Bảng kê thuế bán ra trên phần mềm.
  • Trường hợp có liên quan tới Kho, cần điều chỉnh giảm giá trị hàng hoá trong kho thì làm Kiểm kê kho. Xem hướng dẫn kiểm kê kho tại đây

Khảo sát: sau khi đọc và thực hiện theo tài liệu, Anh/Chị vui lòng cho MISA biết có xử lý được vấn đề theo tài liệu này không, qua khảo sát nhanh Tại đây

Cập nhật 03/02/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay