Tính giá xuất kho

Khảo sát: Sau khi đọc và thực hiện theo tài liệu, Anh/Chị vui lòng cho MISA biết có xử lý được vấn đề theo tài liệu này không, qua khảo sát nhanh Tại đây
Cho phép thực hiện tính giá xuất kho VTHH, cập nhật giá xuất kho vào các phiếu xuất kho trong kỳ.

Cách thao tác

Tại phân hệ Kho\Quy trình, chọn chức năng Tính giá xuất kho.

Phương pháp Bình quân cuối kỳ

  • Đối với phương pháp bình quân cuối kỳ, cần lựa chọn Tính giá theo kho hay không theo kho. Nếu tính giá theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên từng kho, nếu tính giá không theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên tất cả các kho.
  • Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính chung cho tất cả các chi nhánh phụ thuộc.

Phương pháp Bình quân tức thời

  • Đối với phương pháp bình quân tức thời, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các phiếu xuất phía sau.
  • Tùy chọn Tính theo kho hoặc Tính giá không theo kho sẽ được tích tự động theo thiết lập ở biểu tượng Các tiện ích và thiết lập\Tùy chọn\Vật tư hàng hóa.

  • Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng chi nhánh.

Phương pháp Nhập trước xuất trước

  • Đối với phương pháp nhập trước xuất trước, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các phiếu xuất phía sau.
  • Đối với dữ liệu đa chi nhánh: Giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng kho và từng chi nhánh.

Phương pháp Đích danh

  • Đối với phương pháp đích danh, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc có thể phát sinh lỗi nên cần thực hiện tính giá xuất kho để đảm bảo tính đúng đắn của giá xuất.

Lưu ý:

  • Khi chọn Khoảng thời gian, kỳ tính giá xuất kho:
    • Với tham số Khoảng thời gian: Khi tính giá, chương trình sẽ chỉ lấy các chứng từ nhập, điều chỉnh, xuất có ngày hạch toán <= Đến ngày để làm căn cứ tính giá.
      Sau khi tính giá xuất kho, chương trình sẽ cập nhật giá xuất kho cho các chứng từ có ngày hạch toán thuộc khoảng thời gian đã chọn.
    • Với tham số Kỳ tính giá: Thông tin này dùng xác định kỳ để khi tính giá sẽ chia Khoảng thời gian đã chọn ra theo kỳ tính giá (Tháng/Quý/Năm) và thực hiện tính giá theo số kỳ tương ứng.

Ví dụ: Tính giá xuất kho theo phương pháp BQCK, Năm tài chính bắt đầu là 01/01/2023 đến 31/12/2023
Chọn Khoảng thời gian tính giá từ 01/04/2023 đến 31/03/2024, chọn Kỳ tính giá theo Năm.

=> Chương trình sẽ thực hiện tính giá 2 lần: Lần 1 (từ 01/04/2023 đến 31/12/2023) và Lần 2 (từ 01/01/2024 đến 31/03/2024).

  • Với phương pháp tính giá bình quân tức thời, nhập trước xuất trước:
    • Khi tính lại giá xuất kho, chương trình sẽ tự động chỉ ra các chứng từ thay đổi so với lần tính giá trước có khả năng ảnh hưởng đến giá xuất kho cần phải thực hiện tính lại giá để đảm bảo đúng đắn.
    • Khi tính lại giá xuất kho, chương trình sẽ cập nhật lại đơn giá nhập kho cho các phiếu nhập kho hàng bán trả lại (trường hợp đơn giá nhập kho chọn Lấy từ giá xuất kho).
    • Khi tính lại giá cho các chứng từ nhập kho lắp ráp, tháo dỡ (trường hợp lắp ráp nhiều vòng), nếu có thay đổi giá thì chỉ phải tính lại giá xuất kho 1 lần. Còn với trường hợp chứng từ xuất kho linh kiện và chứng từ lắp ráp thành phẩm phát sinh vào 2 tháng khác nhau thì phải tính lại giá cho cả 2 tháng này.
    • Thay đổi cách tính giá cho vật tư hàng hoá có nhiều đơn vị tính => Giá vốn = Số lượng x Đơn giá vốn.
    • Thay đổi cách tính giá trong trường hợp đổi tính giá từ theo kho sang không theo kho (hoặc ngược lại): Nếu trước đó không phát sinh chứng từ nhập kho, thì Đơn giá xuất = Giá trị tồn/Số lượng tồn.

Khảo sát: Sau khi đọc và thực hiện theo tài liệu, Anh/Chị vui lòng cho MISA biết có xử lý được vấn đề theo tài liệu này không, qua khảo sát nhanh Tại đây

Cập nhật 19/03/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay