Kiểm kê TSCĐ

1. Định khoản

1.Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa

  • Ghi nhận TSCĐ thừa sau kiểm kê

Nợ TK 211                   Giá trị hợp lý của TSCĐ tại thời điểm phát hiện thừa

Có TK 3381       Tài sản thừa chờ xử lý

  • Xử lý TSCĐ thừa căn cứ vào biên bản xử lý

Nợ TK 3381               Tài sản thừa chờ xử lý

Có TK 3388     Phải trả, phải nộp khác (xác định được đối tượng phải trả)
Có TK 411       Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có TK 711       Thu nhập khác
2. Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu

  • Ghi nhận TSCĐ thiếu sau kiểm kê

Nợ TK 1381            Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214              Khấu hao lũy kế

Có TK 211    Nguyên giá

  • Xử lý TSCĐ thiếu

Nợ TK 111, 112     Được bồi thường bằng tiền
Nợ TK 138             Xác định được đối tượng phải thu
Nợ TK 334             Trừ vào lương của người lao động
Nợ TK 411             Nếu được phép ghi giảm vốn
Nợ TK 811             Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất

Có TK 138   Phải thu khác (1381)

2. Mô tả nghiệp vụ

Khi có yêu cầu kiểm kê TSCĐ từ Ban lãnh đạo công ty, hoặc các bộ phận liên quan, bộ phận kế toán sẽ phát sinh một số hoạt động sau:

  1. Thành lập hồi đồng kiểm kê gồm kế toán TSCĐ, trưởng bộ phận sử dụng, kế toán trưởng hoặc Giám đốc
  2. Tiến hành kiểm kê sự tồn tại của TSCĐ, chất lượng hiện thời (hoạt động tốt, bị hỏng) và tình trạng sử dụng (đang sử dụng, không sử dụng) của từng TSCĐ. Đối với TSCĐ bị hỏng hoặc bị mất thì cần tìm nguyên nhân xử lý
  3. Căn cứ vào trạng sử dụng của TSCĐ, trưởng ban kiểm kê ra quyết định xử lý các TSCĐ mất, hỏng
  4. Căn cứ vào quyết định xử lý, kế toán TSCĐ hạch toán và ghi sổ TSCĐ
3. Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Thành lập hội đồng kiểm kê và lập kế hoạch kiểm kê

Để phục vụ cho công tác Quyết toán báo cáo tài chính, vào cuối kỳ Kế toán đơn vị phải thành lập hội đồng kiểm kê và lập kế hoạch kiểm kê toàn bộ tài sản, nguồn vốn hiện có theo đúng quy định.

Bước 2: Thực hiện Kiểm kê TSCĐ

Sau khi kiểm kê, nếu có chênh lệch giữa kết quả kiểm kê và số liệu trên sổ sách. Kế toán cần thực hiện:

  • Kiểm tra lại số liệu trên sổ sách, nếu có sai sót thì chỉnh sửa lại cho đúng. 
  • Nếu không phát hiện sai sót khi hạch toán kế toán thì ghi nhận kết quả kiểm kê như sau:

1. Vào phân hệ Tài sản cố định\tab Quy trình, chọn Kiểm kê tài sản (hoặc vào tab Kiểm kê, nhấn Thêm kiểm kê).

2. Chọn mốc thời gian cần kiểm kê, sau đó nhấn Đồng ý.

3. Nhập kết quả kiểm kê.

  • Tab Tài sản cố định cần điều chỉnh: chương trình đã tự động liệt kê danh sách các TSCĐ đang được quản lý trên sổ theo dõi TSCĐ tính đến ngày thực hiện kiểm kê. Kế toán sẽ cập nhật kết quả kiểm kê thực tế (còn tồn hay đã mất, còn hoạt động hay bị mất/hỏng) và đưa ra kiến nghị xử lý cho các TSCĐ phát sinh vấn đề khi kiểm kê.

  • Tab Thành viên tham gia: khai báo các thành viên tham gia vào hoạt động kiểm kê TSCĐ => Sử dụng chức năng chuột phải để thêm hoặc xoá thông tin về thành viên tham gia.

  • Khai báo kết luận sau khi thực hiện kiểm kê.

4. Nhấn Cất.
5. Nhấn In để in Biên bản kiểm kê tài sản cố định, sau đó chuyển cho các đối tượng có liên quan ký xác nhận và lưu trữ lại theo quy định.

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm kê

Nếu có chênh lệch giữa số lượng kiểm kê thực tế và số lượng trên sổ theo dõi TSCĐ, kế toán xử lý như sau:

1. Với những tài sản phát hiện bị mất hoặc hỏng sau khi kiểm kê, Kế toán sẽ thực hiện Ghi giảm để xử lý tài sản bị mất, hỏng.

2. Với những tài sản phát hiện thừa sau khi kiểm kê, Kế toán sẽ vào phân hệ Tài sản cố định\tab Ghi tăng để thực hiện ghi tăng TSCĐ như ghi tăng một tài sản mới mua với nguồn gốc hình thành là Phát hiện thừa khi kiểm kê.

Bước 4: Tổng hợp kết quả kiểm kê

Sau khi thực hiện kiểm kê tất cả các tài sản, nguồn vốn trong đơn vị theo quy định, Kế toán tổng hợp toàn bộ kết quả kiểm kê tài sản, nguồn vốn của Doanh nghiệp (bao gồm kết quả kiểm kê TSCĐ) vào Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.

Cập nhật 08/12/2023


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay