1. Trang chủ
  2. Khác
  3. 6. Khác
  4. Hướng dẫn tạo mới dữ liệu kế toán

Hướng dẫn tạo mới dữ liệu kế toán

1. Nội dung

Hướng dẫn người dùng thêm các dữ liệu kế toán mới để phục vụ cho công tác kế toán và nhu cầu của đơn vị.

2. Cách thực hiện
  • Vào Các tiện ích và Thiết lập\Quản lý dữ liệu

  • Hoặc trên giao diện Tổng quan của phần mềm, nhấn vào dữ liệu kế toán đang làm việc để xem danh sách dữ liệu kế toán:

  • Chương trình hiển thị danh sách dữ liệu đã tồn tại trên hệ thống.
  • Nhấn biểu tượng hình dấu cộng, chọn Thêm mới dữ liệu:

  • Khai báo các thông tin về dữ liệu
  • Nhấn Thêm dữ liệu:

Lưu ý: Nếu người dùng không tìm thấy phần thêm dữ liệu thì có thế thực hiện kiểm tra phân quyền như sau:

  • Truy cập vào AMIS hệ thống

  • Chọn Kế toán cho DN và kiểm tra thông tin tại cột Vai trò:
    •  Những người dùng có quyền Quản trị hệ thống dụng kế toán thì mới có quyền Tạo mới dữ liệu.
    • Những người dùng đang để Người sử dụng ứng dụng kế toán thì đăng nhập tài khoản toàn quyền rồi chọn lại như sau: Tại Hành động nhấn Sửa rồi chọn lại vai trò sau đó ấn Lưu

  • Nhấn Tạo mới dữ liệu kế toán

1. Tên dữ liệu:

Đặt tên cho dữ liệu kế toán và nhập vào chương trình.

2. Chế độ kế toán:

   Để lựa chọn chính xác chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp có một số lưu ý sau:

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa: là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

  • Căn cứ để lựa chọn chế độ kế toán cho doanh nghiệp (căn cứ theo điều 2 của Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016):
    • Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ.
    • Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
    • Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán… đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp nhận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
    • Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
  • Những điểm khác nhau cơ bản giữa Thông tư 200 và Thông tư 133:
    • Hệ thống tài khoản kế toán:
      • Thông tư 200 có một số TK mà Thông tư 133 không có: 113, 157, 158, 161, 212, 213, 521, 641,…
      • Thông tư 200 có tạo nhiều tiết khoản mà Thông tư 133 không tạo: 1113, 1123, 153, 155, 156, 334, 413, 611, 821…
    • Mẫu biểu báo cáo: Báo cáo tài chính theo thông tư 133 chia thành 2 nhóm: Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
    • Tài khoản tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành: Thông tư 200 sử dụng các TK 154, 621, 622, 623, 627 còn Thông tư 133 sử dụng TK 154, vì vậy cách hạch toán và tính giá thành trên phần mềm sẽ được thực hiện khác nhau giữa 2 chế độ.

3. Đồng tiền hạch toán:

  • Nhấn vào hình tam giác ngược trên màn hình để lựa chọn đồng tiền hạch toán của doanh nghiệp.
  • Nếu chương trình có các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ, tích chọn Có phát sinh nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ.

4. Phương pháp xuất kho:

Lựa chọn một trong bốn phương pháp tính giá xuất kho là Bình quân cuối kỳ, Bình quân tức thời, Nhập trước xuất trước hoặc Đích danh.

5. Phương pháp tính thuế GTGT:

Lựa chọn một trong hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ và Phương pháp trực tiếp trên doanh thu.

6. Tích chọn Có sử dụng hóa đơn điện tử meInvoice.vn

Nếu doanh nghiệp sử dụng meInvoice để quản lý và phát hành hóa đơn và ngược lại, nếu doanh nghiệp không sử dụng meInvoice thì tích chọn Không.

Cập nhật 12/11/2024


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay